Đúng vào lúc vừa gia nhập vào Việt Nam, chẳng ai nghĩ Shopee sẽ đứng đầu trong ngành E-commerce. Bởi lúc đó, vị thế của Lazada và Tiki là rất lớn, sẵn sàng hạ gục bất kỳ đối thủ nào mới nổi.
Tuy nhiên, thời thế thay đổi, với cách vận hành mới lạ và hậu thuẫn từ tập đoàn SEA Ltd, Shopee ngày càng bành trướng và trở thành ông vua trong ngành với 1.8 triệu lượt tải app, lôi kéo không ít seller tham gia vào sân chơi này. Miếng mồi lớn nhưng “bầy cá” cũng nhiều, không ít người đã nản lòng, vì chỉ có lèo tèo vài đơn.
Nhưng, cũng đừng nản chí bạn ơi, chẳng qua vì bạn chưa được ai chỉ về kinh nghiệm. Sau đây là cách bán hàng trên Shopee đỉnh cao, làm chủ cả sàn thương mại điện tử.
Shopee – Thương mại điện tử số 1 Việt Nam
Chính thức đi vào hoạt động tại thị trường thương mại điện tử Việt Nam vào ngày 08/08/2016, Shopee chập chững với mô hình phát triển trung gian mua bán giữa các cá nhân (C2C).
Sau nhiều năm phát triển, dù đi sau nhưng nhờ bước tạo đà hoàn hảo từ tập đoàn SEA Ltd, Shopee dần chiếm được niềm tin của nhiều người tiêu dùng. Đến nay, Shopee đã nhân rộng mô hình kinh doanh thành B2C bằng việc ra mắt Shopee Mall.
Một cuộc khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội nhằm tìm ra nền tảng thương mại điện tử đứng đầu. Kết quả là có đến 80% người dùng đã chọn Shopee đồng hành. Bằng chứng rõ ràng lượt truy cập đứng đầu 11 quý liên tiếp, khiến cho ai nấy đều hết sức bất ngờ.
Ưu điểm vượt trội khi bán hàng trên Shopee
Hẳn bạn đang xuất hiện trong đầu rất nhiều câu hỏi về việc làm cách nào nhiều nhà bán lại liên tục và quyết tâm đăng ký được một gian hàng trên Shopee đến như vậy.
Ưu điểm gì khi trở thành nhà bán hàng trên Shopee:
- Tạo gian hàng đăng bán sản phẩm không mất phí. Tất nhiên với hình thức miễn phí bao giờ cũng hấp dẫn phải không nào. Chỉ với một cú click chuột đơn giản, bạn đã đăng tải sản phẩm và quảng bá rộng rãi đến tất cả mọi người
- Bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể đăng ký dễ dàng. Khác với Lazada hay Tiki yêu cầu người bán cần phải có đầy đủ giấy phép kinh doanh, mã số thuế để yêu cầu hợp tác mở đăng ký. Điều này hoàn toàn phức tạp đối với một cá nhân
- Shopee hỗ trợ vận chuyển trên mỗi đơn hàng. Quy trình đơn giản chỉ là chủ shop đăng bán > Người mua đặt hàng > Shopee vận chuyển > Chủ shop nhận tiền
- Kênh Marketing miễn phí cho các chủ shop tham gia bán hàng trên Shopee nhằm tăng tiềm năng bán hàng.
Chính sách bán hàng
Mặt hàng bán chạy trên Shopee
Đối tượng chính của Shopee đều là những người trẻ, có thu nhập thấp đến trung bình và có tần suất mua nhiều lần. Nắm được chân dung, bạn hoàn toàn có thể lên danh mục sản phẩm kinh doanh phù hợp với các tiêu chí trên.
Một số mặt hàng có tiềm năng bán hàng trên Shopee:
- Kinh doanh thời trang (quần áo, giày dép, trang sức bình dân,…)
- Đồ ăn vặt
- Trang trí nhà cửa
- Mỹ phẩm
- Phụ kiện điện thoại: ốp lưng, pin sạc dự phòng, cáp sạc,…
- Dụng cụ nhà bếp,…
Phí bán hàng trên Shopee
Theo chính sách bán hàng của Shopee thì kể từ ngày 01/07/2019, Shopee sẽ thu phí 2% giá trị đơn hàng thành công. Trong mức phí đã bao gồm tổng tiền hàng và phí vận chuyển trừ đi khuyến mãi và mã giảm giá.
Mặt khác, tùy theo phương thức thanh toán, người bán sẽ chỉ chi trả mức phí tương ứng. Khi thanh toán COD và thẻ ATM nội địa, thẻ tín dụng/ thẻ ghi nợ thì áp dụng mức phí 2% trên mỗi giá trị đơn hàng. Thanh toán qua ví Shopee hoặc Airpay sẽ không được áp dụng phí.
Một số trường hợp, nhà bán hàng trên Shopee cũng phải chịu chi trả thêm chi phí khác như đóng gói để đảm bảo tiêu chuẩn của Shopee.
Dù gì thì trên đây đều là mức phí mà bạn cần phải bỏ ra để trả cho đơn vị vận hành. Nhưng để so sánh với các trang thương mại điện tử khác như Tiki, Lazada thì chi phí của Shopee đều tối ưu hơn cả.
Chính sách giao và vận chuyển hàng hóa
Không ít các seller chưa quen với cách thức đóng gói và vận chuyển qua một bên trung gian khác, nên để lỡ nhiều đơn hàng bị hủy oan đáng tiếc.
Sau khi nhận order hàng từ người tiêu dùng, Shopee sẽ cho bạn một khoảng thời gian vừa đủ để chuẩn bị đơn hàng. Qua thời gian cho phép, Shopee sẽ tự động hủy đơn của bạn.
Có hai tùy chọn giao hàng cho khách là, tự mang hàng đến bưu cục và vận chuyển đến tận nơi lấy hàng. Tùy ý bạn chọn nhưng khuyến khích chọn bên vận chuyển đến lấy hàng cho đỡ cực nhé.
Hướng dẫn đăng ký trên Shopee
Bước 1: Tạo tài khoản bán hàng
Đảm bảo bạn đã có một tài khoản bán hàng trên Shopee. Nếu chưa hãy đăng ký một tài khoản bằng cách nhấn vào nút Đăng ký tại góc bên phải ở giao diện chính.
Lưu ý khi đặt tên để tiết kiệm thời gian:
Tên đăng nhập không được chứa các khoảng trắng hay ký tự đặc biệt và không được trùng với bất kì tài khoản nào.
- Tên đăng nhập không nên chứa khoảng trắng hay các ký tự đặc biệt
- Tên đăng nhập không được trùng với bất kỳ tài khoản nào đã tồn tại trước
- Tối ưu đường dẫn sau trang chủ của shop, ví dụ như https://shopee.vn/<tendangnhapcuaban>/. Bạn có thể copy để quảng bá đến khắp nơi.
Bước 2: Bắt đầu gian hàng trên Shopee
Khi đã có tài khoản bán hàng trên Shopee truy cập vào trang https://banhang.shopee.vn/.
Đầu tiên, ảnh đại diện cần phải đầu tư rõ nét, chứa logo và không vi phạm pháp luật. Tên của shop bạn nên đặt liên quan đến các sản phẩm mình bán, dễ ghi nhớ và để lại ấn tượng với khách hàng.
Tại phần vận chuyển, bạn có thể tùy ý bật các đơn vị vận chuyển mà bạn muốn họ đến lấy và giao hàng giúp cho bạn. (Mở cả ba để khách hàng có nhiều lựa chọn hơn về tối ưu phí giao hàng).
Thêm địa chỉ của shop để khách hàng có thể tự tìm đến. Với địa chỉ mặc định là địa chỉ khi bạn mua hàng trên Shopee gửi về còn địa chỉ lấy hàng là nơi bên vận chuyển shipper lấy đến hàng.
Cuối cùng, bạn cần điền thông tin cài đặt chat. Sau khi bạn nhập nội dung chat tự động, khi có khách nhắn tin thì đoạn chat tự động này sẽ được gửi đến cho khách hàng.
Bước 3: Hướng dẫn đăng bán hàng trên Shopee
Sau khi hoàn thành tất cả thủ tục, shop đã sẵn sàng để đăng bán. Tại giao diện nhà bán, nhấn vào biểu tượng ô vuông trên góc màn hình, chọn vào “Sản phẩm” để đăng sản phẩm.
Tại thông tin sản phẩm, bạn cần phải nhập các thông tin sau:
- Tên sản phẩm: Đặt tên theo ý thích của bạn. Nhưng không nên trùng với thương hiệu thời trang, mỹ phẩm và chữ không liên quan trực tiếp đến sản phẩm. Khuyến khích đặt dài để thu hút người tiêu dùng
- Mô tả sản phẩm: Đây là nội dung cực kỳ quan trọng. Đối với khách hàng mới, chưa hiểu nhiều về sản phẩm. Bạn cần đăng tải đặc điểm của sản phẩm, thế mạnh dịch vụ của bạn và chính sách bán hàng vượt trội
- Danh mục: Đưa sản phẩm vào ngành hàng phù hợp để giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm
- Thương hiệu: Bạn có thể chọn sẵn thương hiệu mà Shopee đăng tải. Nếu chưa có thì bạn nên tự đăng thương hiệu mới hoặc chọn No Brand.
Bước 4: Hướng dẫn rút tiền sau khi bán hàng thành công
Quan trọng hơn cả thảy, vẫn là tiền hàng làm sao để về đến tay. Thông qua Ví Shopee – tiền của bạn sẽ được chuyển về ví. Bạn có thể rút tiền bán hàng trên Shopee qua 2 cách sau:
- Rút tiền tự động:
Trong phần cài đặt ví Shopee, bật thiết lập lệnh rút tiền tự động và lựa chọn phương thức Shopee chuyển tiền tự động về Ví vào tài khoản ngân hàng theo lịch mà bạn đã đặt.
- Rút tiền thủ công:
Ngoài ra, bạn cũng có thể rút tiền thủ công tùy ý lúc nào mà bạn thích. Lần rút tiền đầu tiên trong tuần sẽ được miễn phí. Các lần rút sau sẽ mất phí 11.000 VNĐ/ lần rút.
Nếu như bạn chọn phương thức rút tiền thủ công trước 8 giờ sáng, Shopee sẽ chuyển về tài khoản của bạn trong cùng ngày làm việc (trừ thứ 7, chữ nhật và ngày lễ). Còn nếu gửi đơn rút tiền sau 8 giờ sáng, Shopee sẽ chuyển tiền về vào ngày hôm sau.
Kinh nghiệm cách bán hàng trên shopee hiệu quả nghìn đơn mỗi ngày
Đặt tiêu đề hấp dẫn cho tên sản phẩm
Nhiều bạn xem nhẹ về cách đặt tên cho sản phẩm. Nhiều nhà bán hàng trên Shopee chỉ để tên qua loa và vô tình tuột mất rất nhiều khách hàng tiềm năng.
Thông thường khách hàng sẽ tiến hành tìm kiếm trên Shopee để tìm sản phẩm, những cụm từ mà khách hàng tìm kiếm tương đối đa dạng, ngoài đúng tên/chủng loại sản phẩm ra thì khách hàng còn có thể tìm kiếm theo tính năng, theo vấn đề mà họ gặp…
Theo tâm lý của khách hàng, họ sẽ tìm kiếm trên Shopee để tìm tên của sản phẩm. Những cụm từ tìm kiếm cần bao gồm danh mục + tên/ chủng loại sản phẩm + đặc tính sản phẩm
Lấy ví dụ,
Sản phẩm “Dép quai ngang”, nếu bạn chỉ đặt tên đơn giản là dép quai ngang, thì sản phẩm của bạn đã chìm hơn các đối thủ khác với tên gọi hấp dẫn hơn, như “Dép quai ngang nam nữ đế cao”, “Dép quai ngang nam nữ đi mưa”,…
Tăng chỉ số đánh giá bán hàng trên Shopee
Có đến 90% khách hàng xem qua đánh giá của shop để đi đến quyết định mua hàng. Hệ thống đánh giá của người tiêu dùng quy ước như sau:
- Nếu có hơn 30% đánh giá tiêu cực (1-2 sao): Khách hàng sẽ bỏ qua và tìm đến nhà cung cấp khác
- Nếu có 50% đánh giá cân bằng (2-3 sao): Khách sẽ đánh giá thêm về các chính sách và xem nội dung chi tiết của một số đánh giá tiêu cực và tích cực.
- Nếu có 80-90% đánh giá cân bằng (4-5 sao): Khách sẽ lập tức cho sản phẩm vào giỏ hàng.
Có thể thấy, chỉ số đánh giá bán hàng trên Shopee còn là lợi thế cạnh tranh hơn so với các nhà bán khác. Tuy giá không rẻ, mặt hàng không chất lượng bằng nhưng chỉ cần bạn đạt chỉ số vàng (4-5 sao), khách sẽ mua hàng không ngần ngại.
Nếu như chẳng may bạn nhận lại khá nhiều phản hồi tiêu cực mà chẳng thể hiểu lý do, hãy nghiêm túc đánh giá và xử lý những bình luận đó.
Một số phản hồi tiêu cực mà khách hàng thường đưa ra sẽ đề cập về vấn đề:
- Tình trạng vận chuyển: giao hàng lâu, bao bì móp mép,…
- Chất lượng đơn hàng: mẫu không đúng, giao sai sản phẩm, hư hỏng sau vài ngày sử dụng,…
Trước hết hãy đưa ra một lời xin lỗi thành tâm, sửa chữa sai lầm bằng thủ tục đổi trả hoặc tặng kèm voucher. Nếu không phải lỗi của nhà bán, hãy đưa trách nhiệm cho bên vận chuyển. Việc xử lý đánh giá xấu cũng cần một ít khôn ngoan, và đủ khôn ngoan sẽ chuyển thành lợi thế.
Tích cực tham gia chương trình flash sale
Cứ hẹn lại lên, qua mỗi tháng, Shopee lại tổ chức những chuỗi ngày flash sale kinh hoàng của mình. Bất chấp các nhân viên văn phòng bỏ việc xuống nhận hàng, bất chấp shipper tăng ca vào mỗi tối đêm. Tất cả cũng chỉ vì muốn mình sở hữu những món đồ chất lượng với mức giá rẻ bèo.
Hòa cùng làn sóng 11.11, 12.12,… các nhà bán không nên bỏ qua các chương trình mua sắm này. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc kỹ càng chính sách giảm giá chớp nhoáng của Shopee có phù hợp với chiến lược giá của bạn hay không. Nhưng cũng đừng nên quá ham vui vào cạnh tranh trong dịp này mà phải ôm hàng lỗ.
Chụp sản phẩm đẹp, cuốn hút
Dưới góc độ của người bán, luôn mong muốn mình có những bức ảnh sản phẩm đẹp nhất để còn tự tin đi quảng bá, đi chào hàng khách. Nhưng nếu như có nhiều shop ngoài kia đầu tư thuê chụp concept, studio thì mình cạnh tranh như thế nào?
Cách để có một bức ảnh sản phẩm đẹp để bán hàng trên Shopee:
- Một chiếc điện thoại với camera khá
- Chụp vào ban ngày từ khung giờ 8h-10h và từ 15h-17h để có ánh sáng tốt nhất
- Phông nền, bối cảnh tự nhiên, bạn có thể chọn góc tường, cửa sổ, bàn ăn, ban công,… để làm nền cho những bức ảnh
- Bố cục vàng ⅓ khi chụp ảnh sản phẩm
- Thoải mái sáng tạo nhưng cần lưu ý sản phẩm là chính mọi thứ còn lại chỉ làm nền
- Chỉnh sửa màu sắc thông qua các ứng dụng để chọn bức ảnh ưng ý.
Tư vấn khách hàng nhiệt tình
Chẳng có khách hàng nào thích ăn quả “bơ” cũng như bị seen mà không rep lại càng tồi tệ hơn. Nếu như bạn có quá nhiều việc để làm, không có thời gian để trả lời cho từng inbox thì hãy xây dựng kịch bản tư vấn chi tiết nhất có thể.
Thật may vì ứng dụng Shopee có tính năng thiết lập kịch bản trả lời tự động, rep inbox nếu có khách hàng nhắn tin cho shop. Ngoài ra tính năng tin nhắn quảng bá là một hình thức marketing trực tiếp vô cùng tuyệt vời.
Tuy nhiên đừng quá lạm dụng vì chẳng có khách nào muốn họ chỉ nói chuyện với một cái máy đâu. Họ cần bạn – “người thật, việc thật” giải quyết nỗi lo lắng khôn nguôi của họ.
Kết hợp sử dụng hashtag
Hashtag – cụm từ quá đỗi quen thuộc với những ai đã từng sử dụng mạng xã hội. Đặc biệt, với instagram và tiktok vai trò của hashtag lớn hơn bất kỳ tính năng nào. Mục đích lớn nhất của “dấu thăng” này dùng để lan tỏa nội dung của bạn cũng như tăng lượt tìm kiếm.
Vậy còn hashtag bán hàng trên Shopee hoạt động bằng cách nào?
Tương tự như Facebook hay các trang mạng xã hội khác, Shopee Feed là nơi tương tác và giúp cho các nhà buôn thỏa mãn đăng tải hình ảnh sản phẩm của mình đến rộng rãi người tiêu dùng. Ngoài cơ chế đăng hình, thêm mô tả, hashtag là công cụ được ưa chuộng nhất.
Công dụng của hashtag trên Shopee Feed:
- Tăng khả năng hiển thị bài đăng cũng như độ phủ thương hiệu
- Sản phẩm dễ dàng hiển thị khi người dùng tìm kiếm bằng các hashtag giống với hashtag trong bài đăng
- Hashtag có liên quan giúp bài đăng người bán được hiển thị dưới mục Shopee Feed.
Không nên cạnh tranh về giá
Điều tiên quyết để cách bán hàng trên Shopee thành công hay không đều tùy thuộc đến 90% là về cách bạn định giá. Về thực tế, bạn có thể áp dụng bất kỳ mức giá nào mà bạn muốn cho sản phẩm nhưng quan trọng để bán được hàng thì nên đặt giá hợp lý.
Nhưng, dừng ngay việc nghĩ đến việc cạnh tranh về giá. Vì không ít nhà buôn chưa có kinh nghiệm tại Shopee sẽ thấy nóng ruột với giá rẻ, họ sẵn sàng hạ giá xuống, thậm chí chấp nhận lỗ chỉ để bán được hàng.
Nếu giá thành của bạn lớn hơn các nhà cung cấp khác thì hãy tạo cho mình một USP (Unit Selling Point). Có thể đó là mở rộng chính sách bảo hành, nhiều đánh giá 5 sao, nhà bán của Shopee Mall,…
Chính sách đổi trả và bảo hành
Tâm lý của người dùng đều không muốn phải mạo hiểm, đặc biệt nếu bạn đang bán hàng trên Shopee với mặt hàng điện tử đắt đỏ hay sản phẩm liên quan đến sức khỏe.
Một sự cam kết thôi là chưa đủ. Điều đó cần phải được thực hiện thông qua chính sách bảo hành, đổi trả hàng hóa. Kết hợp với dịch vụ ship hàng uy tín để giao hàng nhanh và đảm bảo.
Upsell bằng deal sốc
Mua kèm deal sốc là hình thức bán hàng upsell nhằm thúc đẩy người dùng mua thêm được nhiều sản phẩm hơn bằng cách gợi ý được với những sản phẩm đi kèm có giá sốc.
Ví dụ,
Một gói 300 tờ giấy ăn là sản phẩm phễu để thu hút người dùng nhấn vào. Còn bên dưới Special Offers là sản phẩm người buôn đang muốn bạn mua hàng.
Chọn sản phẩm mồi từ nguồn hàng Trung Quốc
Có 2 yếu tố để tạo nên một sản phẩm mồi thành công: xu hướng và giá nhập rẻ.
Sản phẩm xu hướng rất dễ đập vào mắt và kích thích người tiêu dùng mua sắm, cộng với deal giá rẻ nên giá sản phẩm gần như đã đủ là lý do để người tiêu dùng cảm thấy phấn khích.
Nhưng bài toán ở đây là làm sao nhập được sản phẩm mồi có mức giá rẻ để không phải ôm lỗ. Bằng cách nhập hàng Trung Quốc – thiên đường của những sản phẩm chất lượng với mức giá rẻ hơn 1/3 so với hàng Việt Nam.
Cách quảng cáo bán hàng trên Shopee
Trên Shoppe, bạn cũng có thể chạy quảng cáo để quảng bá thương hiệu hay sản phẩm của mình tương tự như Facebook hay các trang mạng xã hội khác.
Những sản phẩm được hiển thị ở vị trí ưu tiên trên Shopee có chữ Tài trợ là những sản phẩm đang được chạy quảng cáo.
Có đến 2 loại hình quảng cáo bán hàng trên Shopee:
- Tăng doanh thu bằng việc chạy sản phẩm cụ thể thông qua đấu thầu từ khóa và quảng cáo sản phẩm liên quan. Hình thức theo dạng Paid Per Click
- Shop Ads: Tăng lưu lượng truy cập và độ nhận diện thương hiệu của shop.
Với hình thức Shop Ads, bạn sẽ dễ dàng nhận được lượt truy cập và theo dõi của người dùng. Mỗi khi bạn đăng sản phẩm mới thì sẽ tiếp cận được đến những người mà đã theo dõi bạn.
Vậy, cách quảng cáo bán hàng trên Shopee thế nào?
Bằng cách truy cập vào “Công cụ marketing” > “Quảng cáo của tôi“ và chọn lựa hình thức quảng cáo mà bạn muốn.
Làm thế nào để đăng ký bán hàng trên Shopee Mall
Shopee Mall là tập hợp những gian hàng đặc biệt trên Shopee dành cho người bán có quyền phân phối chính thức của các sản phẩm đến từ thương hiệu nổi tiếng.
Với chính sách siết chặt trong vấn đề hàng giả/ hàng nhái, Shopee Mall là nơi cam kết cung cấp 100% hàng chính hãng với đủ đặc quyền dành cho người mua như hoàn trả 100% giá trị sản phẩm.
Đối với nhà cung cấp, điều kiện để trở thành Shopee Mall cần đảm bảo:
- Đủ số lượng hàng hóa
- Chất lượng sản phẩm chính xác với cam kết
- Có chứng từ cần thiết như yêu cầu của Shopee như: đăng ký kinh doanh, đăng ký thương hiệu hợp lệ của cơ quan nhà nước.
Để đăng ký bán hàng trên Shopee Mall, bạn truy cập vào mẫu link tại đây. Tiến hành nhập đúng yêu cầu và thông tin của Shopee. Sau 30 ngày làm việc, nếu Shopee không liên hệ với bạn đồng nghĩa với việc bạn chưa đủ điều kiện để trở thành Shopee Mall.
Một số lợi ích của người bán hàng trên Shopee Mall:
- Chủ shop được ưu tiên xem xét tham gia và được hỗ trợ Mã giảm giá, trợ giá trong các chương trình của Shopee
- Sản phẩm của người bán được gắn thêm mã Shopee Mall để dễ dàng nổi bật và thu hút người tiêu dùng
- Khách hàng của shop được hỗ trợ tối đa 25K phí vận chuyển cho đơn hàng từ 150K.
Có nên bán hàng trên Shopee?
Câu trả lời là Có.
Dù bạn có vẻ không để tâm nhiều đến thương mại điện tử Việt Nam nhưng tầm ảnh hưởng của nó đã chứng minh được bằng con số.
Hiển nhiên để bán được hàng, dân buôn chúng ta đều phải tìm mọi cách để đẩy hàng nhanh hết mức có thể. Và hiện nay, với chi phí gần như là tốt nhất, Shopee là kênh phân phối đáp ứng mọi nhu cầu của người bán.
Tham khảo dịch vụ nhập hàng Trung Quốc giá rẻ, uy tín từ Tiểu Thần Tài
Dù bạn đang kinh doanh sản phẩm nào, hãy áp dụng những bí quyết bán hàng trên để nhanh chóng đạt hiệu quả. Nhưng tốt hơn hết, cần tập trung vào chiến lược sản phẩm mồi.
Với dịch vụ mua hộ hàng Trung Quốc tại Tiểu Thần Tài đã được hơn 500 khách hàng tin tưởng và sử dụng sản phẩm chất lượng, giá nhập rẻ để tạo phễu và thành công bán 1000 đơn mỗi ngày.
Hiểu được chi phí, thời gian là những yếu tố quan trọng với nhà bán trên thương mại điện tử, Tiểu Thần Tài cam kết:
– Phí dịch vụ chỉ 2%, đã bao gồm phí bảo hiểm hàng hóa
– Cho phép gộp đơn không giới hạn, tiết kiệm tối đa hầu bao
– Bồi thường 100% nếu hàng hóa bị thiệt hại
– Hệ thống 4 kho hàng tại các vị trí đắc địa Trung Quốc, tiện lợi cho việc nhập hàng và xuất hàng về Việt Nam với tình trạng hàng hóa an toàn.
Vậy là bạn đã hoàn thành “khóa học” cấp tốc về 8 cách bán hàng trên sàn thương mại điện tử thành công nhất. Hãy áp dụng và cho Tiểu Thần Tài biết kết quả nhé.
Nếu bạn đang chán nản vì ít đơn hàng và không biết nên làm cách nào thì hãy áp dụng thử ngay hướng dẫn bán hàng trên Shopee như trên. Tiểu Thần Tài xin chúc các bạn kinh doanh thành công với Shopee.