Làm thủ tục hải quan được xem là một trong những bước quan trọng và tương đối phức tạp trong quá trình nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam. Để được thông quan, người làm cần chuẩn bị các loại giấy tờ cũng như thực hiện đúng và đủ các bước để hàng hóa được chấp nhận vào nội địa. Trong bài viết này, Tiểu Thần Tài sẽ chia sẻ đến bạn đọc quy trình 8 bước trong quy trình làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu, bạn đọc hãy tìm hiểu nhé.
Bước 1: Xác định loại hàng hóa nhập khẩu
Trong quá trình nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam, tại hải quan, hàng hóa được phân chia thành nhiều loại và không phải loại nào cũng được nhập khẩu vào Việt Nam. Trong bước đầu tiên của quy trình làm thủ tục hải quan, chúng ta cần phải xác định được loại hàng hóa nhập khẩu, theo quy định, hàng hóa nhập khẩu được phân chia thành các loại sau đây:
– Hàng thương mại thông thường: Là những hàng hóa đủ tiêu chuẩn nhập khẩu, với loại này, chúng ta sẽ làm tiếp những bước tiếp theo của quy trình.
– Hàng cấm: Quy định về hàng bị cấm nhập khẩu được liệt kế trong CÁC PHỤ LỤC – Nghị định 187/2013/NĐ-CP.
– Hàng bắt buộc phải xin giấy phép nhập khẩu: Là những mặt hàng được liệt kê tại Phụ lục – Nghị định 187/2013/NĐ-CP. Đối với những loại hàng hóa này, trước khi làm thủ tục khai báo hải quan, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ liên quan trước khi cho hàng về cảng.
>>> Tham khảo: Kinh nghiệm nhập hàng từ Trung Quốc.
– Hàng cần công bố hợp chuẩn hợp quy: Là trường hợp hàng cần phải công bố hợp quy, đối với loại hàng hóa này, bạn cũng cần làm thủ tục trước khi hàng về cảng. Những loại hàng hóa thuộc nhóm 2 (có khả năng gây mất an toàn) bắt buộc phải có công bố hợp quy, những hàng hóa khác thì giấy tờ này là tự nguyện. Tham khảo thủ tục công bố hợp quy tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.
– Hàng cần kiểm tra chuyên ngành: Sau khi hàng về cảng, sẽ lấy một số mẫu nhất định để kiểm tra xem có đáp ứng đủ tiêu chuẩn chuyên ngành theo quy định hay không. Hiện nay, danh sách những hàng hóa cần kiểm tra chuyên ngành không được quy định cụ thể, mỗi ngành sẽ có những quy định khác nhau.
Bước 2: Ký kết hợp đồng ngoại thương
Bước thứ 2 chính là ký kết hợp đồng ngoại thương – hợp đồng mua bán của hai bên, đây là một trong những loại giấy tờ quan trọng trong hồ sơ thông quan. Trong hợp đồng này sẽ yêu cầu những thông tin chính bao gồm tên hàng hóa, quy cách của hàng hóa, số lượng/trọng lượng hàng, giá thành cũng như quy cách đóng gói.
Ngoài ra, trong hợp đồng cũng cần có những điều khoản liên quan đến điều kiện giao hàng (ví dụ như CÌ, FOB, EXW…), thời gian giao nhận hàng, thông tin về thanh toán như thời hạn và phương thức thanh toán, các loại chứng từ hàng hóa mà người bán cần cung cấp cho người mua, các thỏa thuận khác. Trong hợp đồng cũng cần thể hiện được trách nhiệm của mỗi bên, hợp đồng cần thể hiện bằng tiếng Anh và ngôn ngữ của hai phía.
Bước 3: Kiểm tra các giấy tờ bộ chứng từ
Làm thủ tục hải quan thường sẽ nằm trong dịch vụ mua hộ hàng Trung Quốc được cung cấp trọn gói của các công ty trung gian. Trong bước 3 của quy trình làm thủ tục hải quan này chính là kiểm tra các giấy tờ trong bộ chứng từ hàng hóa.
Những loại giấy tờ trong bộ chứng từ sẽ bao gồm:
– Bộ vận tải đơn (bill of lading): 3 bản chính.
– Hóa đơn thương mại (commercial invoice): 3 bản chính.
– Bản kê chi tiết hàng hóa (packing list): 3 bản chính.
– Giấy chứng nhận xuất xứ (CO – Certificate of Origin): có thể theo mẫu D, E, AK…để được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu.
Bên cạnh đó trong bộ chứng từ còn có một số giấy tờ khác như: chứng nhận chất lượng (CQ), chứng nhận phân tích (CA), đơn bảo hiểm, hun trùng, kiểm dịch…nếu có.
Những giấy tờ trong bộ chứng từ này thường được người bán gửi cho người mua, thời gian có thể mất đến hàng tháng, chính vì vậy ngay khi có bán mềm, bạn cần kiểm tra thật kỹ, đảm bảo giấy tờ đầy đủ, chính xác tuyệt đối để tránh sai sót phải làm lại từ đầu rất mất thời gian. Trong chứng từ, bạn cần đặc biệt chú ý những thông tin bao gồm loại hàng, mô tả, đơn giá, số lượng, trọng lượng…
Bước 4: Đăng ký kiểm tra hàng hóa chuyên ngành (nếu có)
Bước này chỉ áp dụng đối với những loại hàng hóa cần kiểm tra chuyên ngành, bạn lưu ý cần đăng ký kiểm tra chuyên ngành trước khi hàng về cảng để tránh mất thời gian lưu lại cảng tốn thêm chi phí. Ngay sau khi nhận được giấy báo giao hàng đến, bạn cần đăng ký kiểm tra chuyên ngành luôn và trước khi tàu đến khoảng 1-2 ngày, bạn sẽ nhận được giấy này từ hãng vận chuyển.
Tùy vào mỗi ngành nghề mà quy định và quy trình đăng ký chuyên ngành sẽ khác nhau, hàng hóa nhập khẩu sẽ đòi hỏi kiểm tra chuyên ngành nhiều hơn là hàng nhập khẩu. Những hàng không thuộc hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành thì bỏ qua bước này.
>>> Tham khảo: Quy trình mua hộ hàng Trung Quốc trên các sàn TMĐT
Bước 5: Điều tờ khai Hải quan và truyền thử
Bước số 5 trong quy trình làm thủ tục hải quan chính là điền tờ khai Hải quan và truyền thử. Để thực hiện được bước này, doanh nghiệp cần có chữ kỹ số và đăng ký chữ ký số đó với Tổng cục Hải quan Việt Nam. Bạn hoàn toàn có thể điền tờ khai Hải quan online trên hệ thống VNACCS hoàn toàn miễn phí của Tổng cục Hải quan Việt Nam. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể mua phần mềm khai báo Hải quan từ các công ty cung cấp phần mềm uy tín đã được xác nhận hợp chuẩn nên việc thực hiện tương đối dễ dàng và tiện lợi.
Khi điền tờ khai Hải quan, nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm thì hãy tham khảo hướng dẫn của những người đi trước để tránh điền sai gây mất thời gian và lỗi hệ thống. Trên tờ khai bạn cần điền đầy đủ các thông tin về mã cảng, mã loại hình, mã Hải quan…Sau khi điền xong bạn truyền thử tờ khai đi, nếu tờ khai đã được điền đầy đủ sẽ được cấp số, lúc này bạn cần kiểm tra thật kỹ lại một lần nữa.
Bước này trong quy trình làm tục hải quan là một bước khó nên nhiều doanh nghiệp thay vì tự làm sẽ lựa chọn dịch vụ làm thủ tục hải quan để có tỷ lệ thành công cao hơn.
Bước 6: Lấy lệnh giao hàng Delivery Order – D/O
Đây là một loại chứng từ được phát hành bởi hãng tàu hoặc công ty Forwarder nhằm mục đích yêu cầu kho/đơn vị đang lưu hàng tại cảng giao hàng hóa cho chủ hàng. Để lấy được lệnh giao hàng này, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau và mang đến hãng vận chuyển:
– Chứng minh nhân dân: 1 bản sao
– Vận đơn: 1 bản sao
– Vận đơn gốc có chữ ký và đóng dấu của lãnh đạo công ty
– Tiền phí
Đối với trường hợp hàng nguyên container thì bạn cần kiểm tra xem còn hạn miễn phí lưu container hay không, nếu hết hạn bạn cần nộp phí gia hạn.
Bước 7: Chuẩn bị bộ hồ sơ Hải quan
Tờ khai Hải quan sau khi được gửi đi sẽ được phân luồng thành luồng xanh, luồng đỏ và luồng vàng. Tùy vào thuộc loại tờ khai nào mà bạn sẽ chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu đó:
– Luồng xanh: tờ khai hợp lệ, lúc này bạn chỉ cần in ra và in mã vạch từ web của Tổng cục Hải quan và thực hiện một số thủ tục để lấy hàng. Bạn cũng cần chuẩn bị một số loại giấy tờ để hoạt động diễn ra trơn tru hơn.
– Luồng Vàng: Có ý nghĩa là Hải quan cần kiểm tra bộ hồ sơ giấy của lô hàng
– Luồng Đỏ: Hàng có dấu hiệu vi phạm, cần được kiểm tra trực tiếp.
Sau khi vượt qua các luồng này, tờ khai sẽ được thông quan và bạn được phép đưa hàng hóa về kho.
Bước 8: Nộp thuế và hoàn tất thủ tục Hải quan
Bước cuối cùng trong quy trình làm thủ tục hải quan chính là nộp thuế và hoàn tất thủ tục Hải Quan. Hàng nhập khẩu sẽ phải nộp những loại thuế bao gồm thuế VAT và thuế môi trường, thuế đặc biệt (nếu có).
Dịch vụ mua hộ hàng Trung Quốc uy tín tại Tiểu Thần Tài
Tiểu Thần Tài chuyên cung cấp dịch vụ mua hộ, vận chuyển quốc tế Trung – Việt, bảo hiểm hàng hóa, thủ tục hải quan, chuyển phát nhanh toàn quốc, fulfillment. Chúng tôi cung cấp trọn gói dịch vụ khi nhập hàng hóa từ Trung Quốc đặc biệt là dịch vụ mua hộ trên các sàn thương mại điện tử như Taobao, 1688, tmall, jd.com, pinduoduo. Với kinh nghiệm 5 năm trong ngành, hơn 500 khách hàng đang tin tưởng sử dụng dịch vụ cùng hơn 2000 đơn hàng xử lý mỗi tháng, chúng tôi tự hào khi có thể mang đến những giải pháp giúp khách hàng dễ dàng quản lý và tối ưu hoạt động kinh doanh của mình.
Một số ưu điểm nổi bật của Tiểu Thần Tài:
– Có nhân viên giao dịch trực tiếp với nhà bán của Trung Quốc nên nguồn hàng luôn đa dạng, chủ động cũng như đảm bảo về mặt chất lượng.
– Hệ thống 4 kho lớn tại Trung Quốc, nằm ở những vị trí đắc địa nhất, đủ khả năng lưu trữ được những lô hàng lên tới hàng chục nghìn kg.
– Cập nhật thông tin đơn hàng thường xuyên, có chính sách bảo hiểm hàng hóa, khiếu nại, bồi thường minh bạch.
– Không làm tròn cân, chi phí dịch vụ cạnh tranh