Làn sóng Covid vừa qua vừa mở ra cơ hội bán hàng online cho hàng trăm ngàn chủ shop và cũng khiến thị trường kinh doanh trực tuyến rầm rộ hơn bao giờ hết. Song cũng nhờ tiếp xúc nhiều với môi trường ảo, người tiêu dùng ngày một cảnh giác hơn, không còn hứng thú với những chiêu trò cũ như khuyến mại, mua một tặng một,…
Vậy có chiến lược nào khả quan hơn, khéo léo mở túi khách hàng kèm theo nụ cười trên môi hay không? Mời các bạn đón xem nội dung dưới đây.
Hiệu ứng mỏ neo
Trên một website bán hàng của Armani – thương hiệu thời trang nổi tiếng của Ý đăng tải ngoài trang chủ một chiếc áo thun với kiểu dáng mới nhất có giá 150$. Với một người thu nhập trung bình chỉ đủ chi trả cho các mặt hàng bình dân thì có vẻ khá đắt đúng không. Trong lúc bạn đắn đo có nên nhịn dăm ba bữa ăn để làm đẹp cho bản thân hay không, thì bỗng một chiếc áo khác nằm sẵn ngay kế bên có giá 75$ cùng một chiếc quần giá 400$.
Không chỉ bạn mà còn rất rất nhiều người đã chọn ngay chiếc áo giá 75$ thẳng vào giỏ hàng vì họ sẽ nghĩ rằng nó có giá rẻ hơn rất nhiều so với các sản phẩm xung quanh. Hơn hết, nó vẫn mang thương hiệu Armani. Chẳng ai quan tâm mức giá của bạn mua là bao nhiêu, chỉ cần bạn mặc chúng ra đường, giá trị của bạn sẽ cao hơn một bậc.
Nhưng, đó chưa phải là toàn bộ sức mạnh của hiệu ứng này, quan trọng nhất nằm ở khâu hậu mua hàng, khi bạn sẽ quay lại và chọn thêm cho mình một chiếc áo thun 75$ nữa.
Hiệu ứng chim mồi
“Chim mồi” – một cách gọi vui từ dân kinh doanh khi dùng một vật để khiêu khích, đánh lạc hướng để làm cho vật chủ mắc bẫy. Nếu đây là lần đầu bạn nghe đến cụm từ này, thì còn một từ khác có lẽ sẽ quen thuộc hơn, “hiệu ứng ưu thế bất cân xứng”.
Hiểu một cách nôm nay như thế này, hiệu ứng chim mồi có nghĩa là bạn chiêu dụ, lôi kéo khách hàng lựa chọn đúng sản phẩm, mục tiêu mà bạn đã khéo léo, tinh tế cài vào bằng cách ra một sản phẩm mồi. Khách hàng vẫn cảm thấy vui vẻ vì mình vừa mua được một món hời mà không hề hay biết rằng mình vừa bị rút hầu bao.
Ví dụ từ thương hiệu trái Táo cắn dở – một bậc thầy áp dụng hiệu ứng chim mồi.
Cùng một phiên bản Macbook Pro 13-inch, người dùng sẽ đứng trước 3 sự lựa chọn
- Bên trái là phiên bản cơ bản với giá 1.499 USD
- Nằm ở giữa là phiên bản bổ sung thêm một vài tính năng và có bộ xử lý nhanh hơn, với giá 1.799 USD (hơn 300 USD so với mẫu cơ bản)
- Bên phải cùng là mẫu có đầy đủ chức năng với ổ cứng gấp đôi so với phiên bản thứ hai với giá 1.999 USD (chỉ hơn 200 USD so với sự lựa chọn trung bình).
Để xóa nhòa khoảng cách về giá giữa hai phiên bản rẻ nhất và cao cấp nhất, đánh vào tâm lý nhận thức, nhằm thúc đẩy động cơ mua mẫu có giá cao nhất.
Với vai trò là một khách hàng đang muốn lên đời Macbook, thật khó để cưỡng lại mong muốn rút cạn hầu bao với phiên bản cao cấp nhất với mức giá chênh lệch chỉ 200USD.
Bẫy giá với số 9 thần thánh
Đây là chiến lược đặt giá mà bạn tiếp xúc nhiều nhất. Bằng cách tận dụng hiệu ứng “đánh lừa” trong tâm trí của khách hàng, khiến họ cảm thấy như đang được mua phải món đồ với mức giá rẻ hơn rất nhiều. Nhưng thực tế, bạn chỉ cần đặt một chữ số chẵn về kết thúc bằng số 9.
Ví dụ, giữa 200$ và 199$ chỉ cách nhau đúng 1$ nhưng cảm giác khi nghe 199$ có vẻ ít hơn rất nhiều.
Minh chứng cho điều này dựa vào thói quen của các nước trên thế giới khi họ đọc từ trái qua phải. Vì thế, trong trường hợp trên thì số mà họ nhìn thấy đầu tiên là 1 chứ không phải 2. Bên cạnh đó, 199$ nằm trong phạm vi của 100$, còn 200$ vẫn thuộc về phạm vi “200$”.
Bạn thường xuyên thấy chiến lược giá này nằm trong các siêu thị, những trang web bán lẻ cũng được áp dụng rất nhiều. Nhưng cần lưu ý vì chiến lược này không hiệu quả với các mặt hàng cao cấp. Hầu như chẳng khách hàng nào để ý sự chênh lệch rất nhỏ này, mức giá lẻ này cũng khiến cho sản phẩm đó kém sang hơn hẳn.
Đánh lừa nhận thức
Hãy lựa chọn một trong hai chiến dịch sau:
- Chiến dịch “Quyên góp 1$/ ngày”
- Chiến dịch quyên góp 365$/năm
1$/ ngày có vẻ như hấp dẫn hơn phải không nào? Nhưng thực chất cả hai đều kêu gọi quyên góp cùng một số tiền nhưng cái thứ nhất hấp dẫn hơn rất nhiều. Với 1$ chỉ bằng một ly cà phê nhưng 356$ lại đáng giá bằng một chiếc điện thoại mới. Thời gian chỉ là đơn vị được dùng để đánh lừa nhận thức của con người.
Như vậy, việc giới hạn giá cả trong nhận thức của mỗi người là vô cùng quan trọng. Làm sao bạn có thể thuyết phục khách hàng mua một sản phẩm/ sử dụng dịch vụ với mức giá không hề dễ chịu chút nào?
Đó là chia nhỏ số tiền trong một khoảng thời gian nhất định, khiến khách hàng liên tưởng đến những món đồ gần gũi và sẵn sàng hi sinh để có được sản phẩm/ dịch vụ đắt đỏ đó.
Tìm nguồn hàng chất lượng, giá rẻ tiết kiệm chi phí nhập hàng
Để tìm được nguồn hàng chất lượng với giá rẻ tiết kiệm chi phí đầu vào, bạn cần nắm rõ số kinh nghiệm như mua với số lượng lớn, nhập một ít sản phẩm để kiểm tra trước về chất lượng, chủ động liên hệ với xưởng để nhận được ưu đãi,…
Nhưng thật rất khó để khẳng định bạn sẽ thành công với các phương án trên. Vậy có cách nào có thể tổng hợp được tất cả và giúp bạn tiết kiệm thời gian hay không? Lựa chọn thông minh và tốt nhất dành cho bạn đó là tìm đến dịch vụ mua hộ và nhập hàng chất lượng, giá cạnh tranh nhất trên thị trường tại Tiểu Thần Tài.
Bạn đã có ý tưởng gì mới để thiết lập bẫy giá và đợi chờ khách hàng “sập hố” hay chưa? Trước khi áp dụng bạn hãy chắc chắn phù hợp với loại hình kinh doanh và phân khúc khách hàng của mình. Tiểu Thần Tài các bạn gặt hái được nhiều thành công trong chặng đường kinh doanh sắp tới.